Thanh tra Chính phủ và Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra hàng loạt sai sót, bất cập như thu phí cao, đặt sai vị trí ở các dự án BOT, BT.
Báo VnExpress đưa tin, ngày 18/8, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về việc đầu tư, quản lý các dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải với bảy dự án gồm: BOT hầm đường bộ đèo Phước Tượng - Phú Gia; đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội); án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình...
Nhiều tài xế mua vé bằng cách đưa từng tờ tiền lẻ. Ảnh: Báo Thanh Niên |
Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định, trong quá trình xây dựng, Bộ Giao thông thực hiện không đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định.
Bộ không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% đều là chỉ định thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án. Tuy nhiên, Bộ này không có quy trình, thủ tục đánh giá hay xác định thế nào là cấp bách.
Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Thanh tra Chính phủ phát hiện kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư có nhiều sai lệch nên vốn đầu tư xác định cho hợp đồng dự án không chính xác.
Báo Công lý cũng thông tin thêm, theo kết luận thanh tra, hầu hết các dự án BT và BOT đều thực hiện tại các khu vực giao thông trọng yếu, có mật độ tham gia giao thông lớn, đặt các trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí cao, tăng nhanh... Điển hình là các trạm BOT trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và Hòa Bình.
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, Bộ GTVT khi phê duyệt dự án đã ghép việc cải tạo với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt hai trạm thu phí tại hai nơi không hợp lý.
Ngoài ra, việc xác định lưu lượng xe chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng lấy căn cứ áp dụng để thu phí cho cả thời kỳ khai thác rất dài, giá thu phí cao, điều chỉnh không hợp lý. Có dự án chưa hoàn thành (giá trị đầu tư mới 30%) nhưng giá thu phí đã tương đương dự án đầu tư mới.
Báo Kinh tế & Đô thị cho hay, theo Đoàn giám sát, Bộ Giao thông vận tải phải chịu trách nhiệm về việc quyết định đầu tư dự án, phương án thu phí bất hợp lý, phê duyệt tổng mức đầu tư sai lệch....
Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc thu phí chưa hợp lý, thỏa thuận việc đặt trạm thu phí chưa đảm bảo nguyên tắc. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu hai bộ này phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan.
(Tổng hợp)
Tin mới
- Chủ tịch nước kiểm tra công tác đảm bảo an ninh cho Tuần lễ Cấp cao APEC - 28/10/2017 17:34
- Thủ tướng vào bếp ăn cơm cùng công nhân Đồng Nai - 28/10/2017 17:31
- Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc - 26/08/2017 04:56
- Vợ lãnh đạo xã 'lạc' vào danh sách hộ nghèo - 26/08/2017 04:50
- Hà Nội cấm taxi, ôtô hoạt động trên nhiều tuyến phố - 18/08/2017 15:59
Các tin khác
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2017 - 18/08/2017 15:48
- Bệnh viện 30/4 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất - 08/08/2017 15:08
- Lãnh đạo Chính phủ quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh Tây Bắc - 08/08/2017 15:01
- Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017 - 03/08/2017 18:16
- Phát huy truyền thống Anh hùng cách mạng - 03/08/2017 18:13