Hàng loạt quốc gia, tổ chức chỉ trích Mỹ "phân biệt chủng tộc", sau khi Tổng thống Trump mô tả các nước ở châu Phi và Haiti là "thối nát".
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP. |
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/1 họp về vấn đề nhập cư cùng các nghị sĩ tại Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ Dân chủ Dick Durbin sau đó tố ông Trump dùng từ "thô tục", trong đó nhiều lần nói "thối nát" khi đề cập các quốc gia châu Phi và Haiti.
Các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa mô tả bình luận của Trump là "gây chia rẽ" và "không thể chấp nhận". Đại biện Mỹ Robin Diallo ở thủ đô Port-au-Prince đã được triệu đến gặp Tổng thống Haiti Jovenel Moise.
Chính phủ Haiti ngày 12/1 phát thông báo, cho biết họ "bị sốc" và lên án mạnh mẽ những phát biểu "ghê tởm" từ Trump, "nếu xác thực thì sẽ không thể chấp nhận được bởi chúng thể hiện quan điểm phân biệt chủng tộc với cộng đồng người Haiti".
Cựu thủ tướng Haiti Laurent Lamothe nói "Trump thật đáng xấu hổ" và "hoàn toàn không thể chấp nhận được" bình luận của ông chủ Nhà Trắng. "Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thiếu hiểu biết chưa từng có của một tổng thống trong lịch sử Mỹ", Lamothe viết trên Twitter.
Ngoại trưởng El Salvador Hugo Martinez phản ứng bằng cách nói về sự đóng góp của người dân nước này cho Mỹ, giúp Mỹ tái thiết New Orleans sau bão Katrina. Mỹ nhanh chóng tìm cách trấn an El Salvador.
Đại sứ Mỹ tại El Salvador cho biết ông "tự hào khi được sống và làm việc ở đây". Tài khoản Twitter đại sứ quán Mỹ tại El Salvador viết "Mỹ tự hào là đối tác của El Salvador và cam kết giữ vững tình hữu nghị đã có từ nhiều thập kỷ trước".
Chính quyền Botswana, phía nam châu Phi, triệu đại sứ Mỹ bày tỏ "sự bất bình" về bình luận "rất vô trách nhiệm, đáng trách và phân biệt chủng tộc" của Trump. Botswana yêu cầu Mỹ làm rõ nước này có phải "quốc gia thối nát" hay không. Senegal cũng có động thái tương tự.
Ebba Kalondo, người phát ngôn Liên đoàn châu Phi, nói bình luận của Trump gây bất ngờ, đáng báo động, đặc biệt "là bởi từng có nhiều người châu Phi bị đưa tới Mỹ làm nô lệ".
Trong một tuyên bố, Liên Hợp Quốc cho biết khó có thể mô tả bình luận từ Trump bằng từ gì khác ngoài "phân biệt chủng tộc". Vatican nói ngôn từ của Trump "cực kỳ thô tục và xúc phạm". Người phát ngôn cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc Rupert Colville nói Trump đang đi ngược lại "những giá trị chung của thế giới".
Sau phiên họp khẩn tại Liên Hợp Quốc về bình luận của Trump, 54 quốc gia châu Phi đồng loạt yêu cầu ông chủ Nhà Trắng "rút lại bình luận và xin lỗi". Họ cũng gửi lời cảm ơn tới tất cả những người Mỹ đã lên án bình luận.
Tổng thống Trump ngày 12/1 bác thông tin ông gọi các nước ở châu Phi và Haiti là "thối nát". "Tôi dùng ngôn từ cứng rắn tại cuộc họp DACA nhưng đó không phải từ tôi đã sử dụng", ông viết trên Twitter nhắc đến Chương trình hoãn hành động đối với người nhập cư trái phép lúc còn nhỏ (DACA).
Ông Trump tố phe Dân chủ bịa chuyện và cân nhắc sẽ ghi âm nội dung các cuộc họp kín trong tương lai.
Như Tâm
Tin mới
- Lịch thi đấu bóng đá World Cup 2018 - 09/06/2018 13:10
- Tài xế Grab ngẩn ngơ vì bị quý cô lừa mất "cần câu cơm" - 09/06/2018 13:03
- 2.000 nhân viên an ninh ra quân lập 5 vòng bảo vệ lễ Khai ấn đền Trần - 26/03/2018 15:42
- Chung cư Carina náo loạn khi đại diện chủ đầu tư đối thoại với cư dân - 26/03/2018 15:37
- Cứu hàng chục người, hai bảo vệ chung cư Carina được khen thưởng - 26/03/2018 15:35
Các tin khác
- Giám đốc nổ súng hù dọa phụ nữ ở Sài Gòn có thẻ công an giả - 13/01/2018 07:28
- Vụ án ông Đinh La Thăng: Luật sư xin giảm hình phạt cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - 13/01/2018 07:25
- Đà Nẵng dời ngày thông xe hầm chui phục vụ APEC - 28/10/2017 17:42
- Chủ tịch nước kiểm tra công tác đảm bảo an ninh cho Tuần lễ Cấp cao APEC - 28/10/2017 17:34
- Thủ tướng vào bếp ăn cơm cùng công nhân Đồng Nai - 28/10/2017 17:31